Mình xin bắt đầu với một câu nói mà mình được nghe đi nghe lại rất nhiều lần “Ai rồi cũng bị thay thế”.
Well, điều đó không sai, nhưng mình thấy chưa đủ.
Tại sao ư? Vì đây là điều mà mình đã thấy quá nhiều trong suốt hơn 10 năm xem bóng đá. Một đội bóng thông thường sẽ có khoảng 11 cầu thủ được đá chính thường xuyên, gần như trận cầu nào cũng thấy họ. Tuy nhiên, ở mỗi một đội bóng mạnh, thường sẽ có 1 đến 2, nếu may mắn hơn sẽ là 3 đến 4 cầu thủ có thể gây đột biến khủng khiếp ở từng trận đấu. Người ta gọi đó là các World-class player.
World-class player cũng như bao người khác, họ cũng sẽ bị 2 thứ chi phối, đồng tiền và tuổi tác. Khi họ già đi, họ sẽ bị thay thế. Khi họ được giá trên thị trường chuyển nhượng, họ cũng có thể bị bán đi. Sau khi họ ra đi, với số tiền mà đội bóng có được, đội sẽ chi tiêu để đem về các cầu thủ khác mà đội tin là sẽ có thể thay thế được khoảng trống đã mất đó.
Nhưng câu chuyện thay thế nó không đơn giản như vậy.
Đúng là ai cũng có thể bị thay thế, nhưng để tìm được người thay thế xứng đáng, đó là một quá trình hao tốn rất nhiều tiền của và thời gian, hai thứ tài nguyên đáng giá nhất của bất kỳ cá nhân và tổ chức nào.
Đơn cử như Manchester United, từ khi Cristiano Ronaldo rời sân Old Trafford, không biết họ đã chi ra bao nhiêu tiền để có thể tìm ra một Ronaldo thứ 2 để trấn giữ các khu vực cánh của đội bóng.
Hay với Chelsea, đội bóng yêu thích của mình, không biết đã chi ra bao nhiêu tiền để có thể đem về một tiền đạo sát thủ như Drogba hay Diego Costa đã từng làm.
Và chính bạn, nếu như mất đi người đồng đội uy tín, việc tìm được người thay thế có khi lại là một câu chuyện rất dài.
Giống như Captain America khi không còn Iron Man.
Giống như Warren Buffett khi mất đi người bạn đồng hành Charlie Munger.
Giống như Luffy nếu một ngày nào đó không còn oanh tạc cùng Zoro.
Khi đó, các bạn mới hiểu người đồng đội của mình quan trọng tới mức nào.
To all the best companions out there “It’s my pleasure to work with you.”
Bài hay ạ